Bạn đang mang bầu? Bạn bị ra huyết nhưng không cảm thấy đau bụng? Bạn đang rất lo lắng phải không?
Thống kê cho thấy có tới 20% phụ nữ mang thai cho biết có bị ra máu trong những tuần đầu tiên của thai kỳ, nhiều người bị ra máu hồng, máu nâu nhưng lại không bị đau bụng, không có hiện tượng nào khác. Bên cạnh đó, trong những tháng cuối thai kỳ, mẹ bầu vẫn có thể bị ra máu không đau bụng khi trở dạ hoặc sinh non… Các triệu chứng, nguyên nhân của hiện tượng này là gì?
Triệu chứng hiện tượng ra máu hồng nhưng không đau bụng
Theo các tài liệu về y khoa, có thể kể đến một vài triệu chứng sau như:
- Có vài giọt máu màu nâu, màu đen và ngưng sau 1-2 ngày.
- Siêu âm thấy có thai trong ổ bụng nhưng lại bị ra máu và không đau bụng như đến kỳ kinh nguyệt bình thường.
- Máu ra nhiều, liên tục không giảm.
- Máu ra ngắt quãng vài ngày.
Khi mang thai ra máu nhưng lại không bị đau bụng sẽ khiến mẹ không thực sự chú ý đến. Nếu đó là dấu hiện của động thai, dọa sảy thai, nguy hiểm hơn là mang thai ngoài tử cung, nhiễm trùng cổ tử cung…thì sẽ là mối nguy hiểm lớn tới khả năng giữ thai nhi sống sót và phát triển khỏe mạnh trong bụng mẹ.
Ngay khi ra máu, mẹ bầu cần đi thăm khám bác sĩ ngay lập tức để tường tận nguyên nhân gây nên hiện tượng này, đồng thời có kế hoạch, phương pháp điều trị, nghỉ ngơi hợp lý để giảm và ngưng ra máuNguyên nhân ra huyết hồng trong từng giai đoạn mang thai
Để xác định nguyên nhân gây ra hiện tượng ra huyết hồng trong quá trình mang thai là rất khó vì đây có thể là dấu hiệu của một bệnh lý nhưng cũng có thể là một dấu hiệu rất bình thường. Tuy nhiên, chúng tôi sẽ phan chia ra 3 chu kỳ để phân tích từng hiện tượng xuất huyết và mức độ nguy hiểm của nó theo từng chu kỳ thai:
Ra máu 3 tháng đầu tiên thai kỳ
Đây có thể là do mới thụ thai và gây nên sự thay đổi ở tử cung. Sau khi thụ thai được 7 - 9 ngày, mẹ bầu có thể thấy có một chút máu hồng rất nhạt dưới đáy quần lót, không nhiều, bụng chỉ hơi nặng chứ không đau. Đó là do phôi thai đang di chuyển tìm chỗ làm tổ thích hợp trong tử cung của mẹ. Đây là một hiện tượng rất bình thường và mẹ bầu chỉ cần nghỉ ngơi, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng là được.
Tuy nhiên, không loại trừ khả năng đó là dấu hiệu của việc bị động thai, dọa sảy thai. Thai chưa bám tốt vào thành tử cung nhưng người mẹ không kiêng cữ, vận động quá mạnh, bị va đập phần bụng, dinh dưỡng kém… có thể khiến tử cung co bóp dữ dội đẩy thai nhi ra ngoài.

Khi bị động thai, dáu hiệu đầu tiên xuất hiện đó là mẹ bầu sẽ bị ra huyết ở âm đạoTrường hợp nguy hiểm hơn nếu mẹ bầu chửa ngoài tử cung hay nhiễm trùng cổ tử cung. Khi phôi thai không vào trong tử cung làm tổ và bị kẹt lại ở ống dẫn trứng, sự lớn lên của nó có thể làm vỡ ống dẫn trứng gây nguy hiểm cho mẹ. Nhưng thường mẹ sẽ cảm thấy đau bụng âm ỉ hoặc đau quặn đến choáng vàng kết hợp ra máu nhiều.
Ra máu giai đoạn giữa và cuối thai kỳ
Trong khi ra máu giai đoạn đầu thường thấy và khả năng giữ được con là rất cao, thì ra máu giai đoạn 2 và 3 trong thai kỳ đều vô cùng nguy hiểm, cần được khám chữa ngay lập tức:
- Nhau tiền đạo: Nhau thai nằm thấp và che mất hoàn toàn chỗ mở của cổ tử cung, khá hiếm gặp.
- Nhau bong non: Khi chuyển dạ hay bị nhau bong non, lượng máu tích tụ giữa nhau thai và tử cung (hiện tượng bong nhau thai giai đoạn đầu không tiêu biến triệt để) sẽ khiến mẹ bầu thấy đau bụng dưới, có máu trôi ra từ âm đạo, đau lưng.
- Vỡ tử cung: cực kỳ nguy hiểm với lượng máu ra lớn, cần lưu ý đặc biệt.
- Sinh non: Hầu hết các trường hợp sinh non đều có ra máu do tử cung tăng co bóp, động thai nhi.
- Cuống rốn tiền đạo: Do mạch màu của thai nhi trong dây rốn, nhau thai che đi phần mở của cổ tử cung. Nếu để lâu không thăm khám điểu trị, mạch máu có thể bị vỡ khiến thai nhi bị chảy máu, thiếu ô xi và chết lưu trong bụng mẹ.
Phòng ngừa nguy cơ ra huyết hồng khi mang thai
Đi khám bác sỹ định kỳ
Phải thường xuyên khám thai để có thể nhận biết các dấu hiệu bất thường của thai nhi và nhanh chóng điều trị, tránh để bị ra máu. Nếu thấy huyết hồng xuất hiện, ngay lập tức nghỉ ngơi và theo dõi lượng màu và tần xuất ra máu, đến bệnh viện khám ngay lập tức.
Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng
Mẹ bầu nên bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng thông qua thực phẩm để giúp tăng sức đề kháng cho bản thân và đảm bảo sự phát triển ổn định của thai nhi.
Hình ảnh minh họa: Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng thông qua thực phẩm
Sử dụng bài thuốc an thai từ củ gai tươi
Trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ tiến hành uống bài thuốc an thai trong dân gian từ củ gai tươi để giúp nhau thai chám chắc hơn vào thành tử cung. Đặc biệt, trong thành phần của củ gai tươi chứa những hợp chất có khả năng kháng viêm tiêu sưng rất tốt giúp giảm thiểu tối đa những nguy cơ mắc các bệnh lý như động thai, tụ dịch màng nuôi, bong tách túi thai, ...
Mẹ bầu có thể tìm hiểu chi tiết về thảo dược củ gai tươi giúp mẹ phòng hiện tượng xuất huyết âm đạo gây ra những hiện tượng bệnh lý nguy hiểm trong quá trình mang thai.
Hình ảnh minh họa: Củ gai tươi giúp mẹ bầu an thai hiệu quả
Như vậy, hiện tượng mẹ bầu bị ra huyết hồng nhưng không đau bụng có thể là hiện tượng sinh lý bình thường cũng có thể là dấu hiệu của việc mắc những bệnh lý nguy hiểm trong quá trình mang thai (đặc biệt với các mẹ bầu lớn tuổi hoặc có tiển sử động thai, sảy thai, phá thai trong quá khứ). Hãy luôn chú ý để đem đến cho con một thai kỳ phát triển an toàn, khỏe mạnh.