Dọa sảy thai là gì?
Dọa sảy thai là tình trạng thai nhi vẫn còn sống và phát triển trong buồng tử cung nhưng kèm thêm các dấu hiệu như đau bụng và ra máu. Dọa sảy thai thường xảy ra trong khoảng 3 tháng đầu của thai kỳ.
Dọa sảy thai và sảy thai đều thường diễn ra vào khoảng 3 tháng đầu thai kỳ. Đây là giai đoạn trứng và tinh trùng kết hợp thành phôi và bám vào nội mạc thành tử cung. Tuy nhiên vẫn còn chưa chắc nên rất dễ bị bong ra. Sau tuần thứ 13, những hiện tượng này không còn phổ biến nữa.
Giải đáp thắc mắc: dọa sảy thai có nguy hiểm không?
Dọa sảy thai nếu phát hiện sớm thì mẹ chỉ cần nghỉ ngơi, ăn uống đủ chất và quay lại khám định kỳ thì thai nhi sẽ phát triển ổn định trở lại. Không đáng ngại.
Tuy nhiên nếu chủ quan và có bất cứ sơ suất, triệu chứng nào mà không kịp thời phát hiện, nhau thai sẽ tiếp tục bong ra cho tới khi tách hoàn toàn khỏi nội mạc thành tử cung. Lúc này đường dinh dưỡng, oxy giữa mẹ và con bị đứt đoạn, nội tiết tố sụt giảm khiến thai nhi không thể tiếp tục phát triển. Khi nó sụt giảm đến mức tối thiểu, thai nhi sẽ bị đẩy ra ngoài, dẫn đến sảy thai.
Như vậy dọa sảy là là một trong các dấu hiệu “cảnh báo” cho mẹ bầu rằng sảy thai có thể đến bất cứ lúc nào. Và nếu không được phát hiện sớm sẽ không giữ được thai nhi.
Nguyên nhân dọa sảy thai mẹ bầu cần biết
Biết được nguyên nhân dẫn tới dọa sảy, các chị em sẽ có biện pháp phòng – chữa tốt hơn để em bé có thể phát triển khỏe mạnh.
Dọa sảy thai xuất phát từ một trong các nguyên nhân sau:
- Bất thường về nhiễm sắc thể, bất đồng nhóm máu mẹ con.
- Thai phụ gặp vấn đề về sức khỏe: mẹ bầu bị sốt cao, suy tim, bệnh thận mạn tính, các bệnh về tử cung, bệnh về máu cũng sẽ gây ra tình trạng dọa sảy.
- Thai phụ bị suy nhược, làm việc quá sức, chế độ nghỉ ngơi không hợp lý, ăn uống thiếu dưỡng chất.
- Trứng đã thụ tinh bị teo lại, thai trùm.
- Thai phụ vận động mạnh hoặc sử dụng những chất kích thích như rượu, bia…
- Yếu tố thai nhi lạ thường có thể do tinh khí của người chồng không đủ, thai nguyên không ổn định dẫn đến dò thai hoặc động thai.
- Tâm lý thai phụ không ổn định, thường xuyên lo lắng hoặc bị va đập mạnh…
- Thêm vào đó, thai nhi phát triển không khỏe cũng là nguyên nhân của hiện tượng này.
- Ở thời điểm mang thai, nội tiết tố estrogen và progesterone ở tư cung của người mẹ sản sinh ít không đảm bảo được môi trường thuận lợi để thai nhi hình thành và phát triển. Đây là một trong những nguyên nhất rất thường thấy ở nhiều phụ nữ khi mang thai, đặc biệt là ngoài 35 tuổi.
Một số dấu hiệu dọa sảy thai mẹ bầu cần lưu ý
Dọa sảy thường kèm theo một số triệu chứng nhất định. Nếu như bạn thấy mình đang ở một trong số các trường hợp kể dưới đây, hãy lập tức đến gặp bác sĩ để khám, xét nghiệm và chắc chắn rằng thai nhi vẫn đang phát triển ổn định.
- Ra máu âm đạo số lượng ít, màu đỏ hay đen, thường lẫn với dịch nhầy.
- Có thể kèm theo triệu chứng nặng bụng dưới hay đau lưng.
- Âm đạo có ít máu (đỏ tươi hoặc đỏ thẫm).
- Cổ tử cung còn dài, đóng kín. Thân tử cung to, mềm, tương ứng tuổi thai.
- Thử thai âm tính: Xét nghiệm có thai dương tính sau đó lại âm tính là một dấu hiệu điển hình của việc mang thai ngoài tử cung, và thường đi kèm với việc ra máu lốm đốm dẫn đến các hiện tượng dọa sảy vô cùng nguy hiểm.
- Khi siêu âm mà có hiện tượng bóc tách một phần của bánh nhau hay màng nhau thì mẹ cần đặc biệt lưu ý vì đây có thể là dấu hiệu dọa sảy thai sớm.
- Dịch nhờn ở âm đạo nhiều: Trong trường hợp dịch nhờn xuất hiện nhiều bất thường ở âm đạo kèm những cục máu đông và chất lỏng có màu hồng có thể là dấu hiệu bạn sắp sảy thai. Đặc biệt khi dịch nhờn này có mùi hôi nặng là rất đáng lo ngại.
Nên làm gì khi có hiện tượng dọa sảy thai?
Nếu thấy các dấu hiệu trên, thai phụ phải nằm nghỉ ngơi và uống thuốc theo sự hướng dẫn của bác sĩ, đồng thời lưu ý những điều sau:
- Khi đau, tránh xoa bóp bụng: Việc xoa bụng trong thời gian này có thể khiến cho tử cung co bóp mạnh hơn dẫn đến tăng nguy cơ tế bào thai bị đẩy ra ngoài dẫn tới hiện tượng sảy thai.
- Nghiêm cấm quan hệ vợ chồng: Các cặp vợ chồng lưu ý trong thời gian này tuyệt đối không được quan hệ hoặc kích thích các bộ phận có cảm giác trên cơ thể mẹ bầu để tránh những kích thích co bóp cổ tử cung làm tăng khả năng bong nhau thai.
- Khi bị động thai, bạn cũng cần lưu ý thêm tới chế độ ăn uống: Ăn các loại thức ăn dễ tiêu hoá, ít dầu mỡ, chú ý đến việc kết hợp giữa rau xanh, hoa quả và tinh bột, không được ăn những loại có chất kích thích, nghiêm cấm hút thuốc lá, uống rượu, bia.
- Không ăn các thức ăn sống như: rau sống, gỏi cá… để phòng bệnh tả dẫn đến sảy thai: Theo đông y, một số món ăn có thể giúp thiên giảm hiện tượng này như cho thai phụ ăn cháo hạt sen, cháo bầu dục, cháo cá chép…
- Đi khám bác sĩ định kỳ: Nên đi khám thường xuyên và định kỳ để nhận được sự chẩn đoán tốt nhất của bác sĩ.
Dọa sảy thai nên uống thuốc gì?
Khi có dấu hiệu dọa sảy, mẹ bầu nên đến khám bác sĩ để kiểm tra tình hình và kê đơn hợp lý. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về dùng bởi dùng không đúng thuốc, không đúng liều và không đúng cách sẽ gây ra những phản ứng phụ làm cho tình trạng thêm xấu đi.
Ngoài ra, các chuyên gia tại thảo dược An Bình cũng giới thiệu đến mẹ bầu một số bài thuốc dân gian hữu hiệu sau
- Cuống bí ngô tán nhỏ (sấy khô) mỗi lần uống 3g ngày uống 2 lần, uống liền 2 tháng
- Ngãi diệp một nắm, trứng gà 1. lá ngãi và trứng bỏ vào nồi sành luộc chín, lấy ra bóc trứng ăn và uống nước lá ngãi. Đối với người bị sẩy thai liên tiếp, cứ 1 ngày ăn 1 trứng với lá ngãi liền trong 4 tuần sau đó cứ mỗi tháng ăn liền 2 trứng cho đến lúc đủ tháng sinh.
Hình ảnh minh họa cây Ngãi Diệp- A giao, hạt sen ( bỏ nõn, lấy cả màng) gạo nếp đều 15g, cho vào bát đổ nước chưng cách thủy cho gạo nếp chín nhừ là được chia làm 2 lần ăn trong 1 ngày.
Bên cạnh những bài thuốc đã kể trên củ gai xưa nay đã là một phương thuốc hữu hiệu mỗi khi nhắc đến những hiện tượng ở mẹ bầu như: dọa sảy, động thai, bong tách màng nuôi…
Đặc biệt và công dụng nhất phải kể đến đó là bài thuốc chữa dứt điểm dọa sảy từ củ gai tươi. Củ gai có tính lành, vị ngọt, không chứa độc nên mẹ hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng song song cùng với thuốc theo đơn của bác sĩ mà không lo tác dụng phụ.
Hình ảnh minh họa củ gai tươi và bài thuốc điều trị dọa sảy hiệu quả từ thảo dược nàyTrong đông y đã khảo cứu, chứng minh củ, rễ gai có tác dụng an thai, phòng ngừa dọa sảy thai, thúc đẩy sản sinh nội tiết tố estrogen và progesterone, rất tốt khi điều trị dọa sảy thai cùng thuốc tây.
Cách sử dụng:
Củ gai có thể ăn sống, nướng, luộc, thái lát đun nước, nấu cháo... (Cách thường dùng nhất là đun lấy nước uống).
Đối với trường hợp bị dọa sảy, động thai nên dùng củ gai tối thiểu trong một tuần để cầm máu và cho thai ổn định: 3 ngày đầu mỗi ngày dùng 150g – 200g củ gai rửa sạch thái lát mỏng đun với 800ml - 1 lít nước trong khoảng 20-30 phút, đun khoảng 2-3 lần/ 1 ngày. 4 ngày sau mỗi ngày dùng 100g và nấu như trên thay nước uống. Phần củ sau khi đun 2-3 lần nên ăn hết, không nên bỏ đi.
Một số trường hợp dọa sảy thai hoặc bong rau thai nặng ( 30% trở lên ) ngoài uống nước củ gai sắc có thể củ gai tươi đã sơ chế sạch để ăn sống hoặc xay ra rồi hòa với nước rồi uống sẽ có khả năng giữ được thai.
Trường hợp ra máu đỏ sẫm: lượng dùng như phần 1 nhưng cho thêm vài ngọn ngải cứu hoặc tía tô.
Trên thực tế, sau khi sử dụng củ gai để chữa dọa sảy, động thai rất nhiều mẹ bầu đã sử dụng củ gai để an thai: Mỗi ngày dùng 100g củ gai sắc như trên, ngày uống 2 lần hoặc dùng 200g củ gai tươi đã rửa sạch, cắt lát mỏng hầm với gà, bồ câu, móng giò, chân dê, dạ dày, tim lợn….để dùng 2-3 lần một tuần. Có thể dùng đến khi sinh mà không sợ sót rau. Dọa sảy thai là điều không mong muốn đối với mỗi gia đình. Tuy nhiên biết được nguyên nhân, dấu hiệu, cách phòng tránh và cách chữa sẽ giúp mỗi mẹ bầu giảm bớt tâm lý lo lắng mỗi khi có dấu hiệu dọa sảy. Hy vọng với bài viết dọa sảy thai có nguy hiểm không thảo dược An Bình đã cung cấp những thông tin bổ ích cho các mẹ bầu. Đây sẽ là cẩm nang hữu ích cho mỗi mẹ bầu trong 9 tháng 10 ngày mang thai.
CHÚC MẸ BẦU CÓ MỘT THAI KỲ KHỎE MẠNH!