Chuyển phôi lần 2 sau lần 1 bao lâu là tốt nhất (ĐỂ ĐẬU THAI)?

Cập nhật: 16/05/2019 08:41 - Lượt xem: 32935

Chuyển phôi là giai đoạn quan trọng nhất của phương pháp IVF giúp các cặp vợ chồng vô sinh hiếm muộn có con. Tuy nhiên không phải ai cũng thành công ngay ở lần chuyển đầu tiên. Vậy nguyên nhân thất bại là do đâu? Khi thất bại thì nên chuyển phôi lần 2 sau lần 1 bao lâu là hợp lý nhất? Và mẹ cần chuẩn bị những gì để lần chuyển phôi kế tiếp thành công? Hãy cùng lắng nghe những lời khuyên hữu ích từ các chuyên gia của thảo dược An Bình nhé!



Chuyển phôi lần 2 sau lần 1 bao lâu là tốt nhất?

Chuyển phôi lần 2 sau lần 1 bao lâu là tốt nhất? 

Chuyển phôi là bước thứ 5 của quy trình thụ tinh trong ống nghiệm (IVF). Thông thường nếu sau khi phôi hình thành, âm đạo của mẹ mở đủ rộng, nội mạc thành tử cung được chuẩn bị tốt thì các bác sĩ sẽ tiến hành đặt phôi vào tử cùng bằng 1 ống nghiệm nhỏ bằng nhựa. Nhưng khi sức khỏe của người mẹ không cho phép thì các bác sĩ sẽ tiến hành trữ đông phôi và đợi đến chu kỳ kinh nguyệt tiếp theo. 

Sự tiến bộ vượt bậc về trình độ chuyên môn và cơ sở vật chất của y học cũng ảnh hưởng to lớn đến tỉ lệ thành công của phương pháp chuyển phôi. Tỉ lệ này được phân định khá rõ đối với phương pháp chuyển phôi tươichuyển phôi trữ

Theo kết quả nghiên cứu tại Mỹ được công bố vào năm 2013, phụ nữ dưới 35 tuổi có tỉ lệ thành công là 40% phôi tươi, 44% phôi trữ; Phụ nữ từ 35 - 37 tuổi tỉ lệ này thay đổi là 31 ; 40; Phụ nữ từ 38 - 40 tuổi là 21 - 35. Còn đối với nhòm phụ nữ hiếm muộn từ 40 tuổi trở lên tỉ lệ thành công chỉ là 11%. 


Hình ảnh phôi trữ đông

Sau khi tiến hành chuyển phôi, mẹ có thể dựa vào những dấu hiệu thay đổi trong cơ thể để nhận định kết quả. Từ ngày thứ 8 trở đi có thể dùng que thử thai. Tuy nhiên để kết luận chính xác nhất thì ở ngày thứ 14, chị em đến gặp bác sĩ và làm xét nghiệm beta hCG. Nếu kết quả chỉ số ở mức >25 IU/I thì chứng tỏ bạn đã có thai. Khi không đạt chỉ số như trên, khả năng thất bại do chuyển phôi đã nằm ở khoảng 99%. Bạn nên chuẩn bị tinh thần để thực hiện chuyển phôi trữ ở lần tiếp theo.

Vậy chuyển phôi lần 2 sau lần 1 bao lâu là hợp lý nhất? Nếu như ở lần chuyển phôi đầu tiên bạn đã thất bại thì bạn không nên quá lo lắng. Hãy chuẩn bị tình thân, chăm sóc sức khỏe cơ thể thật tốt và đợi từ 2 - 3 tháng sau để thực hiện lần chuyển phôi thứ 2. 

Sở dĩ thời gian chuyển phôi lần 2 cách lần 1 lâu như vậy là do ở lần đầu tiêm thuốc kích thích trứng rụng sớm hơn so với chu kì, một khi không thành công các chị em phải có khoảng thời gian từ 2 - 3 tháng để chu kỳ kinh nguyệt và nội mạc tử cung trở lại bình thường thì mới đảm bảo về sức khỏe cũng như môi trường cần thiết để thành công trong lần chuyển phôi thứ 2.

Ở lần chuyển phôi thứ 2 này, trước khi tiến hành, các cặp vợ chồng nên có tâm lý thoải mái, chồng phải kiêng xuất tinh từ 3- 5 ngày trước khi chọc trứng để gia tăng tỉ lệ thành công.


Tại sao thất bại ở lần chuyển phôi đầu tiên?


Với sự tiến bộ của khoa học công nghệ và trình độ chuyên môn của các y bác sĩ thì tỉ lệ thành công của phương pháp chuyển phôi ngày càng cao. Tuy nhiên, việc thất bại ở lần chuyển phôi đầu vẫn phụ thuộc vào các yếu tố sau: 

Chất lượng trứng

Trứng và tinh trùng chính là yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất ảnh hưởng đến sự thành bại của phương pháp IVF. Trứng sẽ cung cấp phần lớn các yếu tố cấu thành cần thiết khi thụ tinh và giai đoạn phôi thai phát triển. Tuổi càng cao, chất lượng trứng càng giảm, ước tính là bắt đầu từ 30 tuổi trở lên. 

Chất lượng tinh trùng

Khi lạm dụng quá nhiều chất kích thích hoặc hóa chất, rất có thể tinh trùng sẽ bị tổn thương hoặc biến đổi DNA. Lúc này, mặc dù trứng được chọn là rất tốt và các bác sĩ đã thực hiện tiêm trực tiếp tinh trùng vào bào tương trứng (ICSI) để tăng tỉ lệ thành công nhưng kết quả chuyển phôi vẫn có thể là thất bại.

Quy cách kích thích và lấy trứng

Mọt trong những nguyên nhân khách quan dẫn tới thất bại của lần chuyển phôi đầu tiên đó là quy cách kích thích và lấy trứng. Tiêm HCG để tăng giai đoạn trưởng thành cuối cùng của trứng, nhưng cần tiêm đúng thời điểm. Nếu tiêm sớm, có thể làm giảm số trứng trưởng thành trong cơ thể mẹ. Tiêm muộn sẽ khiến trứng phát triển quá lý, khó hình thành phôi thai.

Chất lượng phôi

Theo báo cáo nghiên cứu thực tiễn của  Oxford Medicine & Health Journals xuất bản năm 2002, có đến 50% trường hợp chuyển phôi nhiều lần nhưng không thành công do phôi không thể tiếp tục phát triển sau khi được chuyển vào cơ thể mẹ, khiến tú phôi bị tuột ra ngoài. Phôi tốt thông thường sau 3 ngày sẽ phát triển thành ít nhất 6–7 tế bào. Phôi không tốt có thể không phát triển ngay từ ban đầu hoặc ngừng phát triển sau một thời gian.

Cơ thể mẹ thiếu hụt dinh dưỡng, khả năng sản sinh nội tiết tố kém hơn 

Một nguyên nhân nữa khiến việc chuyển phôi bị thất bại mà rất ít chị em để ý đó là thiếu hụt chất dinh dưỡng trước khi tiến hành chuyển phôi và trong khi phôi được đặt vào nội mạc thành tử cung.

Khi cơ thể không được cung cấp đủ chất, nội mạc thành tử cung sẽ không đạt mức lý tưởng gây khó khăn cho phôi thai trong việc bám vào thành tử cung. Hơn nữa, trong giai đoạn từ 1 - 14 ngày nội tiết tố trong cơ thể mẹ sản sinh quá chậm cộng thêm việc thiếu hụt dinh dưỡng sẽ khiến phôi thai không thể tiếp tục phát triển, dẫn đến thất bại là chuyện tất yếu.


Những chuẩn bị cần thiết để tăng tỉ lệ thành công ở những lần chuyển phôi kế tiếp


Hiểu được nguyên nhân thất bại sẽ giúp các chị em có biện pháp chuẩn bị tốt hơn cho lần chuyển phôi tiếp theo được thành công. Tuy nhiên trong số các nguyên nhân kể trên, việc tác động đến chất lượng của trứng, tinh trùng hay chất lượng phôi là rất khó. Do đó, cách tốt nhất là mẹ nên chuẩn bị và nạp thêm cho cơ thể một lượng dinh dưỡng dồi dào, đảm bảo môi trường thuận lợi để đậu thai.

Trước tiên, sau khi thất bại, mẹ nên giữ tinh thần thoải mái nhất, không nên quá căng thẳng hay buồn bã. Mẹ có thể vận động nhẹ nhàng, tập yoga từ 30 - 60 phút để tinh thần thoải mái đồng thời giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể tránh ho, sốt, cảm cúm...

Tránh xa các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, ma túy, nước ngọt có ga…

Các thành phần trong này sẽ khiến dạ dày mẹ hải vận động, co bóp liên tục để tiêu hóa, gây ảnh hưởng đến nội mạc thành tử cung

Trong thời gian 2 - 3 tháng để chuẩn bị đó, mẹ nên bổ sung đầy đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng cho cơ thể bao gồm: 

- Nhóm thực phẩm bổ sung axit folic:  gan, thịt gia cầm, ngũ cốc, rau dền, củ cải, rau cải, đậu hà lan, đậu nành, cà chua, cà rốt, chuối, cam, chanh, bưởi...

- Nhóm thực phẩm bổ sung chất sắt: Thịt bò, cải xoăn, cải bó xôi, rau dền, ngũ cốc…

- Nhóm thực phẩm bổ sung canxi : cà rốt, vừng, dê sữa bột, các loại sữa tươi, các loại hải sản…

- Nhóm thực phẩm bổ sung protein và vitamin khoáng chất: Thịt gà, cá, trứng, các thực phẩm nhà họ đậu, các loại lúa mạch, lúa mì, ngũ cốc… cam, quýt, táo, nho, súp lơ, cải bó xôi...

Ngoài ra, thảo dược An Bình khuyên các chị em nên sử dụng củ gai để chuẩn bị cho kỳ chuyển phôi tiếp theo thành công. Trong củ gai có chứa hàm lượng acid chlorogenic, acid caffeic, acid quinic, rhoifolin 0,7%, apigenin, acid protocatechic có tính hàn, vị ngọt không chứa chất độc có công dụng làm tăng nội tiết tốt, làm nội mạc thành tử cung dày hơn, cung cấp dưỡng chất giúp túi thai bám chặt vào nhau thai người mẹ, giúp giữ thai tránh bị sảy.


Uống củ gai giúp hỗ trợ chuyển phôi thành công


Có thể uống trước 3 ngày và liên tục 7 ngày sau chuyển phôi. Đặc biệt, trước 3 ngày tiến hành làm thực nghiệm chuyển phôi mẹ bầu tiến hành uống nước củ gai khoảng 3 lần mỗi lần khoảng 200 - 250ml. Điều này sẽ giúp tạo môi trưởng bảo vệ tốt hơn và tăng khả năng thụ tinh của trứng.

Chuyển phôi lần 2 sau lần 1 bao lâu là hợp lý nhất? Chắc hẳn các chị em đã có được thông tin hữu ích nhất cho mình. Chúc các chị em chuẩn bị thất tốt và thành công trong lần chuyển phôi kế tiếp nhé.

Hỗ trợ trực tuyến

web24h.vn

Thống kê truy cập

Online: 5

Hôm nay: 62

Tất cả: 563.078