Sau chuyển phôi 3 ngày
Thông thường sau khi tiến hành phương pháp chuyển phôi, một số bà mẹ có chất lượng phôi tốt hoặc nội mạc tử cung dày dặt thì chỉ đến ngày thứ 2 đã có biểu hiện sớm báo hiệu rằng mình có thai. Nhưng ở đa số phụ nữ áp dụng phương pháp này thì đến ngày thứ 3 mới bắt đầu có một số biểu hiện nho nhỏ. Một số người sẽ cảm thấy đầu ti bị đau nhói và thường xuyên có cảm giác buồn đi tiểu.
Cuối ngày nếu thấy vài giọt máu nhỏ màu hồng ở quần lót thì đó có thể chính là đấu hiệu cho thấy nội mạc tử cung đang bị tổn thương do phôi thai di chuyển để tìm vị trí làm tổ. Mẹ không nên quá lo lắng.
Phôi thai sau khi được chuyển vào tử cung người mẹ thì khá non yếu nên sau chuyển phôi 3 ngày các mẹ cần hết sức lưu ý khi vận động, không nên vận động mạnh, kiêng quan hệ tình dục, tránh bị va đập mạnh.
Sau chuyển phôi từ 5 ngày
Đến ngày thứ 5 dù phôi có khỏe hay không thì hầu hết đã tìm được vị trí thuận lợi để làm tổ. Chính vì vậy, mẹ càng cần bổ sung dưỡng chất đầy đủ, vận động nhẹ nhàng, có thể nằm nghiêng bên trái để không bị chèn ép lên phôi thai. Chồng cần chú ý quan tâm chăm sóc đến vợ để vợ luôn có tinh thần thoải mái nhất có thể.
>>>> Mẹ bầu nên đọc: [TƯ VẤN] Tư thế nằm sau chuyển phôi (TỐT NHẤT) giúp mẹ đậu thai
Sau 5 ngày, cơ thể mẹ đã xuất hiện khá rõ ràng những dấu hiệu thành công của phương pháp chuyển phôi như:
- Cảm giác phần bụng dưới đau.
- Một số người có biểu hiện đau quặn thắt, một số người lại có triệu chứng đau âm ỉ. Nhưng đến cuối ngày hầu như sẽ cảm thấy bụng như bị cắn líu nhíu, thậm chí còn nhói buốt lên tận đầu. 
- Cảm giác căng tức ngực, đau đầu ti rõ ràng hơn rất nhiều. Nguyên chính chính là do lượng hormone tiêm vào cơ thể mẹ trước khi chuyển phôi làm ức chế khả năng rụng trứng tự nhiên. Khi phôi đã bám và làm tổ, lượng hormone còn tồn dư sẽ làm căng tức lồng ngực của mẹ. Lúc này mẹ không nên quá lo lắng mà tự động uống thuốc không theo đơn của bác sĩ. Việc chính là nghỉ ngơi tĩnh dưỡng thật tốt nhé.
- Ngoài ra ở thời điểm này cũng sẽ xuất hiện vài giọt máu ở quần lót. Đây là dấu hiệu mẹ nên cảm thấy mừng vì phôi đang di chuyển để làm tổ nên tác động trực tiếp đến lớp niêm mạc tử cung gây chảy máu. Tuy nhiên, theo đúng quy trình thì chỉ ra vài giọt thôi, còn nếu máu ra nhiều quá, mẹ cần đến bệnh viện kiểm tra ngay vì rất có thể phôi không bám được đã bị tuột ra ngoài.
Lưu ý: Giai đoạn này các mẹ không lên xuống cầu thang. Trong khoảng 3-5 ngày kể từ khi chuyển phôi nên nằm một chỗ và nghỉ ngơi tuyệt đối, tránh quan hệ vợ chồng…
Bên cạnh những thực phẩm bác sĩ khuyên dùng các chị em nên sử dụng thêm củ gai tươi để tạo môi trường thuận lợi giúp phôi bám vào thành tử cung dễ dàng hơn sẽ tăng khả năng đậu thai. Thời gian sử dụng tốt nhất được khuyến cáo là trước chuyển phôi 3 ngày và 7 ngày sau chuyển phôi.

Hình ảnh minh họa: Trong giai đoạn này mẹ bầu nên sử dụng thêm bài thuốc từ củ gai tươi sẽ giúp phôi thai bám chắc và cao hơn ở trong tử cung
Sau chuyển phôi 6 ngày
Hiện tượng bụng đau lâm râm vẫn còn kéo dài sang ngày thứ 6 thậm chí còn có thể nặng hơn và kéo dài sang những ngày tiếp theo. Một số mẹ sẽ cảm thấy vô cùng khó chịu, thậm trí stress, do đó chồng cần hết sức quan tâm, tạo tinh thần tốt cho vợ.
Cũng thời điểm này, lượng hormone sẽ cao hơn mức bình thường, âm đạo lúc nào cũng trong tình trạng ẩm ướt, huyết trắng ra nhiều hon. Do đó chị em cần thường xuyên thay quần lót, không nên đóng bỉm kín.
Sau chuyển phôi 8 ngày
Sau chuyển phôi 8 ngày đa số chị em sẽ có cảm giác mệt mỏi, không muốn vận động. Bởi vì lúc này cơ thể mẹ đặc biệt là hệ tuần hoàn phải làm việc liên tục để cung cấp oxy cho phôi thai phát triển.Vì vậy, mẹ nên bổ sung đủ chất dinh dưỡng để cơ thể mẹ và phôi thai khỏe mạnh.
Những dấu hiệu đau bụng dưới vẫn kéo dài vài ngày sau nữa, nhưng mức độ sẽ bắt đầu giảm dần.
Đến ngày thứ 8 chỉ số hCG trong cơ thể mẹ đã có những biến đổi nhất định. Do đó đến thời điểm này, mẹ có thể mua que thử thai về để kiểm nghiệm. Tuy nhiên % chính xác không phải là tuyệt đối, nếu chỉ hiện 1 vạch thì mẹ cũng đững quá lo lắng, hãy tiếp tục chờ đợi điều kì diệu ở ngày thứ 14 nhé.

Sau 8 ngày chuyển phôi mẹ bầu có thể sử dụng que thử thai - Tuy nhiên lưu ý nên sử dụng vào buổi tối để có kết quả chính xác nhất
Sau chuyển phôi 9 ngày
Lúc này lượng máu hầu như sẽ không còn nữa. Tuy nhiên mẹ lại cảm thấy buồn nôn, chóng mặt, đau đầu, khó thở, nhiều lúc còn cảm thấy hụt hơi khi nói chuyện.
Việc sử dụng thuốc đặt vào tử cung sẽ bắt đầu khó khăn hơn bởi âm đạo sẽ chật và kín hơn khi đặt phôi. Do đó mẹ cần hết sức nhẹ nhàng, nên sử dụng găng tay y tế để đảm bảo vệ sinh.
Sau chuyển phôi 10 ngày
Cảm giác của ngày thứ 10 hầu như sẽ tương tự như ngày thứ 9. Tuy nhiên ở thời điểm này cho dù phôi thai đã bám vào nội mạc tử cung và làm tổ nhưng vẫn có nguy cơ bị tuột ra ngoài. Nên ngay khi thấy máu ở âm đạo chảy nhiều hơn mức bình thường, mẹ cần đến bác sĩ khám ngay.
Cũng có một số người sẽ xuất hiện dấu hiệu chuyển phôi thành công muộn vào thời điểm này như: đau ngực, bụng căng, đi tiểu nhiều. Cũng có nhiều mẹ sẽ không còn dấu hiệu gì, người nhẹ bẫng.
Chỉ số hCG ở thời điểm này cũng đã tăng cao, mẹ có thể mua que thử thai về để thử. Tuy nhiên, do thời gian này các mẹ đang sử dụng thuốc nội tiết, nên kết quả có thể là dương tính giả. Chính vì vậy kinh nghiệm là không nên thử que kẻo ảnh hưởng tâm lý, mất tinh thần.
Sau chuyển phôi 14 ngày
Đây là mốc vô cùng quan trọng sau chuyển phôi. Vào ngày 14 sau chuyển phôi, các mẹ sẽ được hẹn đến trung tâm để lấy máu thử beta HCG. Nồng độ beta HCG sau 2 tuần chuyển phôi nếu ở mức > 25 IU/l được xác định là có thai, nồng độ này cao thấp còn tuỳ thuộc từng cơ thể mỗi người. Nếu nồng độ sau 2 ngày tăng gấp đôi trở lên thì được xác định là thai.
Lưu ý:
- Sau khi nhận kết quả chỉ số beta hCG cao hay thấp chị em không nên quá lo lắng, giữ tinh thần ổn định, duy trì chế độ ăn uống ngủ nghỉ khoa học.
- Không nên vân động mạnh, tránh quan hệ vợ chồng. Tuy nhiên cũng không nên nằm ỳ một chỗ, cần vận động nhẹ nhàng.
- Vệ sinh sạch sẽ và làm theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Làm sao để tăng khả năng chuyển phôi thành công?
Để tăng tỉ lệ thành công sau chuyển phôi từ 1 đến 4 ngày, các bác sỹ tại thảo dược An Bình khuyên chị em nên bổ sung củ gai trong thực đơn dinh dưỡng hàng ngày của mình. Đặc biệt là trước 3 ngày và liên tục 7 ngày sau chuyển phôi.
Rễ Gai chứa hàm lượng acid chlorogenic, acid cafeic, acid quinic, rhoifolin 0,7%, apigenin, acid protocatechic có tính hàn không chứa chất độc hại rất tốt cho quá trình chữa động thai, tụ dịch màng nuôi, bong nhau thai, dọa sảy, an thai và ngay cả khi chuyển phôi.

Hình ảnh bài thuốc hỗ trợ chuyển phôi thành công từ củ gai tươi
Có thể sắc củ gai uống mỗi ngày hoặc nấu với móng giò, gà ác, chim câu để tạo sự phong phú trong thực đơn dinh dưỡng.
>>> Mẹ bầu nên đọc: Cách dùng củ gai tươi hỗ trợ chuyển phôi thành công
Thay vì việc sử dụng những biện pháp như dùng que thử thai hay xét nghiệm chỉ số beta hCG thì việc “lắng nghe tiếng nói” từ chính cơ thể của mình cũng là cách nhận biết khả năng thành công của phương pháp chuyển phôi. Hy vọng với những chia sẻ chi tiết về những dấu hiệu chuyển phôi thành công theo từng ngày trên đây do đội ngũ bác sỹ tại Thảo Dược An Bình thực hiện sẽ giúp các mẹ có biện pháp an dưỡng tốt nhất chuyển bị cho quá trình mang thai sắp tới.