Sau chuyển phôi bao nhiêu ngày thì thử que để biết có đậu thai hay không?
Chuyển phôi được tiến hành sau khi trứng và tinh trùng đã được thụ tinh trong phòng lab và phát triển thành phôi nang, những phôi tốt đạt chất lượng sẽ được đưa vào cơ thể mẹ sau 48 tiếng trong trường hợp cơ thể của mẹ ổn định, tử cung đủ thuận lợi. Nếu không thì sẽ được đem trữ đông và đợi đến chu kỳ kinh nguyệt tiếp theo.
Đối với các phụ nữ có thai tự nhiên thì đa phần sau khi chậm kinh 2 tuần sẽ đi siêu âm hoặc dùng que thử thai để biết chắc rằng mình có thai hay không, phôi thai đã di chuyển về tử cung làm tổ hay chưa. Vậy còn đối với phụ nữ áp dụng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) thì sao?
Thông thường ngay sau khi chuyển phôi từ 1 - 3 ngày cơ thể mẹ sẽ có những dấu hiệu thay đổi. Chỉ cần chú ý quan sát đã có thể chắc đến 80% khả năng đậu thai. Nhưng để có kết quả có thai chính xác tuyệt đối, thì đến ngày 14 các chị em có thể tiến hành sử dụng que thử thai để xác định được chính xác mình đã có thai hay không hoặc nếu muốn chắc chắn hơn hãy đến các bệnh viện hoặc phòng khám chuyên khoa để khám và đo chi số hCG trong máu.
Hình ảnh minh họa: Các chị em nên tiến hành dùng que thử thai sau 14 ngày chuyển phôi
Ở thời điểm này nếu chỉ số hCG đạt trên 25mIU/ml thì các cặp vợ chồng có thể yên tâm đến 90% mình đã chuyển phôi thành công và có thai. Bởi nội tiết tố đặc biệt này chỉ sản sinh khi có thai và tăng rất nhanh cho tới sau khi sinh, nó sẽ biến mất dần dần. Chị em có thể yên tâm tĩnh dưỡng, an thai.
Bảng chi tiết nồng độ hCG trong máu theo tuần thai
Chính xác thì đến ngày thử mấy sau chuyển phôi thì biết có tim thai?
Trái tim của trẻ là một trong những cơ quan hình thành sớm nhất đối với cả phương pháp có thai tự nhiên và có thai nhờ IVF. Thông thường sau khi đã được chẩn đoán có thai ở ngày thứ 14 sau chuyển phôi, các chị em sẽ được bác sĩ khuyên khám lại vào ngày thứ 21 - 22 để theo dõi sự hình thành và phát triển của tim thai.
Đến ngày thứ 14 sau chuyển phôi là các mẹ có thể đã xác định được tim thai của bé yêu của mình rồi
Ở giai đoạn tiếp theo này trái tim của trẻ sẽ phát triển từ hình dạng ống đơn giản, sau đó xoắn và phân chia cuối cùng hình thành trái tim 4 buồng và van tim mở đóng để thực hiện vòng tuần hoàn luân chuyển máu đến khắp các cơ quan của cơ thể bé. Và trên thực tế đến cuối tuần thứ 5 - sang đầu tuần thứ 6, mẹ đã bắt đầu cảm nhận và nghe thấy những âm thanh của tim thai. Lúc này nhịp tim có tốc độ khoảng 80 nhịp/ phút , các mạch máu tiền thân cũng bắt đầu được hình thành.
Đến giữa tuần 6 sang tuần 7 tim thai của bé đã rõ ràng. Nhịp tim ở giữa tuần 6 đo được sẽ vào khoảng từ 110 nhịp/ phút tùy theo mỗi đứa trẻ. Đến đầu tuần thứ 7, nhịp tim nhanh chóng tăng lên 150 - 170 nhịp/ phút, nhanh gần gấp 2 lần nhịp tim của mẹ. Do đó, bố mẹ đã hoàn toàn có thể nghe thấy tiếng đập trái tim của đứa con bé bỏng khi áp sát vào bụng. Sang tuần 10, nhịp tim rõ ràng nhất, nhưng từ đây trở đi nhịp tim sẽ chậm hơn và ổn định.

Đối với những phôi thai yếu hơn hoặc phát triển chậm hơn 1 chút thì từ tuần 8 đến 10 mẹ cũng đã cảm nhận được tim thai. Nếu không nghe thấy nó? Bố mẹ đừng lo lắng nhé, chắc chắn nó chỉ chốn ở đâu đó của góc tử cung hoặc lưng bé quay ra trước hoặc bánh nhau của bé nằm ở mặt trước tử cung của người mẹ. Chắc chắn đến khoảng tuần 20 bố mẹ sẽ nghe thấy tiếng nhịp tim của bé.
Nhiều bố mẹ có thể dựa vào
Mẹ nên làm gì để trái tim của bé phát triển khỏe mạnh?
Đối với các cặp vợ chồng thực hiện phương pháp chuyển phôi, việc có thai và nghe thấy tiếng trái tim bé đập là vô cùng có ý nghĩa. Thậm chí nó còn được đánh dấu là một trong những kỉ niệm đáng nhớ trong khi mang thai.
Ở vào giai đoạn này, trái tim của bé sẽ trải qua nhiều giai đoạn phát triển khác nhau, và gắn liền với cơ thể mẹ. Do đó bất cứ sự thay đổi nào cũng sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển về kích thước, chức năng và nhịp đập của nó, từ đó ảnh hưởng đến các tế bào gen của chính cơ thể bé. Do đó, mẹ nên có những biện pháp chăm sóc cơ thể để giúp trái tim của bé phát triển khỏe mạnh hơn khi chào đời.
Bổ sung nhóm thực phẩm có chứa axit folic.
Ngay khi phát hiện có thai, mẹ đã nên bổ sung cho cơ thể mình từ 400 - 600cg axit folic mỗi ngày để bổ sung vitamin B9 thúc đẩy quá trình tổng hợp ADN quan trọng cho sự phát triển của thai nhi, ngăn ngừa tình trạng khuyết tật bẩm sinh, khiến thai vô sọ, thoát vị não - màng não, hở đột sống hay các bệnh về tim, chi, đường tiểu, sứt môi, hở hàm ếch… Nhóm thực phẩm bao gồm: gan, thịt gia cầm, ngũ cốc, rau dền, củ cải, rau cải, đậu hà lan, đậu nành, cà chua, cà rốt, chuối, cam, chanh, bưởi…
Hình ảnh nhóm thực phẩm giàu Axit Folic rất tốt cho tim thai
Tuyệt đối không hút thuốc lá, sử dụng rượu bia, ma túy, các chất kích thích.
Bất cứ một thay đổi nho nhỏ nào trong cơ thể của mẹ cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi và tim thai của bé. Khi mẹ sử dụng quá nhiều các chất kể trên sẽ làm cho tim thai bị ảnh hưởng khoảng 2% hoặc cao hơn tùy vào mức độ sử dụng của mẹ. Nó cũng bao gồm tác động đến sự phát triển của van tim và các mạch máu.
Khi mang bầu tuyệt đối cấm sử dụng chất kích thích
Kiểm soát lượng đường trong máu
Lượng đường trong máu của mẹ tăng lên đột ngột gây ra các bệnh tiểu đường sẽ là nguyên nhân khiến cơ tim mạch của cả mẹ và bé tăng lên đột ngột, ảnh hưởng đến sự phát triển của tim thai. Do đó, mẹ cần có phương án kiểm soát lượng đường trong máu ổn định nhé!
Mẹ bầu cần phải lưu ý kiểm soát tốt lượng đường trong máu
Hạn chế tối đa sử dụng thuốc tây. Trong nhiều trường hợp cần phải tuân thủ theo sự chỉ định của bác sĩ.
Trong nhiều loại thuốc tây có những thành phần là nguyên nhân gây ra dị tật bẩm sinh ở tim thai và ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của bé. VÌ vậy mẹ nên tập luyện thể dục hàng ngày để giữ cho cơ thể luôn khỏe mạnh, phòng chống bệnh tật để từ đó hạn chế tối đa việc dùng thuốc tây.

Nếu không được sự chỉ định từ bác sỹ, mẹ bầu tuyệt đối không được sử dụng thuốc tây có thể gây di tật bẩm sinh ở tim và các bộ phận khác
Còn trong trường hợp bất khả kháng, mẹ nên đến khám bác sĩ để có phác đồ điều trị hợp lý, sử dụng thuốc theo đơn của bác sĩ để tránh ảnh hưởng đến thai nhi.
Sử dụng củ gai tươi hỗ trợ tim thai phát triển khỏe mạnh
Ngoài ra, thảo dược An Bình giới thiệu đến các mẹ bài thuốc dân gian hỗ trợ tối đa sự phát triển của thai nhi và tim thai.
Củ gai có tính hàn, vị ngọt, không chứa chất độc. Trong rễ lại có nhiều vitamin A,B,C, hàm lượng acid chlorogenic, acid caffeic, acid quinic, rhoifolin 0,7%, apigenin, acid protocatechic … bổ sung nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể của mẹ, từ đó thúc đẩy quá trình phát triển khỏe mạnh của tim thai trong suốt 3 tháng đầu và ngay cả 6 tháng sau đó. Đặc biệt, củ gai tươi hoàn toàn không gây tác dụng phụ, có thể kết hợp với thuốc tây mang lại hiệu quả tốt hơn.
Sử dụng củ gai có tác dụng an thai và hỗ trợ tim thai phát triển khỏe mạnhNgoài ra, mẹ có thể sắc nước củ gai uống hàng ngày hoặc nấu với các món như móng giò, gà ác, chim câu, tim lợn… cung đem đến công dụng an thai vô cùng tuyệt vời.
>>> Có thể bạn quan tâm: Cách dùng củ gai tươi cho bà bầu đem lại hiệu quả (TUYỆT VỜI NHẤT)Tóm lại, sau chuyển phôi 14 ngày thì mẹ bầu có thể sử dụng que thử thai để xác định chắc chắn rằng mình đã có thai hay chưa. Cũng trong thời gian này, các chị em có thể đi khám để xác định tim thai của bé. Các chị em đừng quá hồi hồi và hãy bình tĩnh và lưu ý tẩm bổ và nghỉ ngơi điều độ để có sức khỏe thật tốt nhé các mẹ.
Như vậy, bài bài viết này chắc hẳn các mẹ đã có câu trả lời của riêng mình về vấn đề "sau chuyển phôi bao nhiêu ngày thì có tim thai". Hi vọng những thông tin mà thảo dược An Bình cung cấp trên đây sẽ giúp các mẹ có kiến thức chăm sóc thai nhi - tim thai của mình hiệu quả, khỏe mạnh nhất. Nếu có bất cứ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay để các chuyên gia tại An Bình giải đáp nhé!
Chúc các mẹ sớm có tin vui và có một thai kỳ khỏe mạnh.