Sau chuyển phôi 20 ngày, rất nhiều trường hợp vẫn bị hỏng thai.
Chuyển phôi là bước cuối cùng trong toàn bộ quá trình thụ tinh nhân tạo IVF giúp các cặp vợ chồng vô sinh, hiếm muộn có con. Thông thường sau 14 ngày chuyển phôi nếu nồng độ beta HCG ở mức > 25 IU/I thì mẹ yên tâm tới 90% là có thai. Càng về sau, nồng độ beta càng tăng cao.
Hình ảnh bảng nồng độ hCG thay đổi theo tuần thai
Tuy nhiên, không ít trường hợp cho tới ngày thứ 20, lại có hiện tường bị hỏng thai. Thảo dược An Bình trích lại một số những chia sẻ của các mẹ trên một số diễn đàn như sau:
Chia sẻ của mẹ Haco910 trên webtretho: “Chị dâu mình làm IVF chuyển phôi đông 14 ngày xét nghiệm Beta được 105,5, bác sĩ nói đã có thai, nhưng ngày thứ 21 siêu âm chưa thấy túi thai, xét nghiệm beta chỉ còn 3, BS nói đã bị hỏng, dừng thuốc cho máu ra. Và chỉ dặn chờ chu kỳ kinh tháng sau đi khám lại để chuyển phôi tiếp. Nhưng chị mình dừng thuốc 2 ngày rồi mà vẫn không thấy máu ra. Ngực vẫn căng, có phải chị mình thai bị lưu nên không ra máu? ...”

Một câu chuyện nữa cũng được chia sẻ trên báo Tiền Phong: “Hôm nọ chị cấy được rồi cậu à! Đến nay đã được 9 ngày...”. Thế nhưng, chưa đầy 20 ngày sau, khi hỏi thăm tình hình, tôi lại nhận được câu nói trĩu nặng thất vọng của chị: “Lại hỏng rồi cậu ơi! Phôi bị tuột ra ngoài”.
Như vậy có thể thấy rằng, không chỉ 14 ngày đầu là nhạy cảm mà thức chất cho đến ngày 20 sau chuyển phôi hay 30, mẹ vẫn có thể bị hỏng thai. Vậy nguyên nhân do đâu?
Nguyên nhân khiến phôi thai bị hỏng sau chuyển phôi 20 ngày
Thật khó khăn biết bao cho các cặp vợ chồng hiếm muộn có một mụn con vui cửa vui nhà. Nhưng khi tia hy vọng vừa lóe lên lại bị dập tắt càng làm họ trở nên nản chí và thất vọng.
Thai hỏng sau chuyển phôi 20 ngày là điều mà không một ông bố bà mẹ nào muốn xảy ra. Đi tìm được nguyên nhân chắc chắn sẽ giúp các chị em có phương án tốt hơn trong lần chuyển phôi tiếp theo. Vì vậy cũng đừng quá bi quan nhé.► Cơ thể mẹ xuất hiện dấu hiệu bất thường
- Có nhiễm sắc thể bất thường
- Nhiễm trùng âm đạo trước khi tiến hành chuyển phôi
- Cuống rốn có những dấu hiệu bất thường
- Rối loạn nội tiết tố
- Nguồn dinh dưỡng không đủ để cung cấp cho phôi thai
- Sau giai đoạn chuyển phôi, những lo lắng có thẻ khiến mẹ bị tăng huyết áp
- Mẹ mắc một số bệnh như: đái tháo đường, bệnh thận, bệnh tim, chứng rối loạn đông máu, tử cung bất thường bị thiểu năng tử cung, rối loạn hệ miễn dịch.
► Quá trình phôi làm tổ gặp phải sự cố
- Sau khi thụ tinh trong phòng Lab, phôi thai tốt nhất sẽ được tuyển chọn để chuyển vào tử cung của người mẹ. Lúc này, quá trình phân chia tế bào diễn ra. Một số tế bào phát triển thành phôi, một số phát triển thành nhau thai và mô khác.
Nhưng nhiều trường hợp khi vào cơ thể mẹ, một số tế bào phát triển thành phôi lại gặp thất bại dù tế bào trong túi ối vẫn phát triển tạo thành nhau thai.
Do đó trong khoảng 14 ngày đầu, chỉ số hCG vẫn tăng nhưng do phôi không phát triển nên sau đó, cơ thể mẹ tự sản sinh hormone để ngừa thai, phá thai, đào thải phôi thai ra ngoài.
► Phôi thai có những dấu hiệu bất thường- Dị tật bẩm sinh nghiêm trọng
- Phôi thai phát triển nhưng bị chứng rối loạn nhịp tim. Dù chỉ xuất hiện trong một thời điểm (1 – 2%) trong cả quá trình nhưng rất có thể sẽ làm nhịp tim bị tăng, chậm hoặc làm ngưng đột ngột khiến phôi thai không tiếp tục phát triển.
Sau chuyển phôi 20 ngày bị hỏng thai, rất nhiều mẹ sẽ cảm thấy rất sốc và không tin đó là sự thật, đến khám lại nhiều lần. Các bác sĩ cũng sẽ tiến hành đo kích thước túi thai, cẩn thận hơn và siêu âm đầu dò để kiểm tra chắc chắn kích thước túi thai, hẹn tái khám sau đó để khẳng định có thai không có phôi thai phát triển để các cặp vợ chồng có phương án khác.
Với sự cẩn thận và chu đáo đó của bác sĩ, thì chắc hẳn một khi đưa ra kết luận, chị em cũng không nên quá buồn và cần nhanh chóng sốc lại tinh thần để tiến hành lần chuyển phôi kế tiếp.>>> Các mẹ nên đọc thêm bài viết này: Chuyển phôi lần 2 sau lần 1 bao lâu là tốt nhất (ĐỂ ĐẬU THAI)? Làm thế nào để giữ thai sau khi đã xác định chuyển phôi thành công?
Thụ tinh trong ống nghiệm là cả một quá trình. Và cho đến sau thời điểm chuyển phôi, các bậc cha mẹ đều rất hồi hộp mong ngóng. Nhưng ngay khi vừa có dấu hiệu tích cực thì đến ngày thứ 20 phát hiện phôi thai bị hỏng khiến họ bi quan và nản chí. Vậy làm thế nào để giữ thai sau khi đã có những dấu hiệu chuyển phôi thành công?
Từ các nguyên nhân mà nhà thuốc An Bình đã phân tích ở trên có thể thấy rằng, những vấn đề liên quan đến nhiễm sắc thể, bệnh từ trong cơ thể mẹ hay quá trình phân chia của tế bào phôi thai rất khó tác động và hầu như không thể thay đổi.
Còn đối với các nguyên nhân như dinh dưỡng, rối loạn nội tiết tố hay nhiễm trùng âm đạo thì mẹ hoàn toàn có thể chủ động khắc phục để có thời kỳ mang thai khỏe mạnh. Cụ thể:
► Trước tiên, mẹ không nên quá lo lắng, hãy để tinh thần thoải mái nhất có thể để tránh làm rối loạn nhịp tim, huyết áp.
Mẹ bầu cần có chế độ nghỉ ngơi hợp lý► Dinh dưỡng là vấn đề quan trọng hàng đầu cần được quan tâm, đặc biệt là sau khi chuyển phôi được chẩn đoán mang thai thì mẹ càng cần bổ sung dinh dưỡng để phôi thai phát triển. Một số món như: cháo cá chép, cháo hạt sen, các loại sữa, trái cây như cam, chuối, bơ, khoai lang…
Sử dụng bài thuốc an thai từ củ gai tươi An Bình, bổ sung dưỡng chất cho cơ thể. Các mẹ ít biết nhưng rễ gai có chứa một nguồn dinh dưỡng vô cùng lớn: Vitamin A, B, C, D, sắt, kali, protein, canxi, i - ốt, muối, giàu axit amin, chất diệp lục, ít chất béo… Đặc biệt có lợi cho mẹ sau khi chuyển phôi. Hình ảnh minh họa: Uống củ gai tươi hỗ trợ chuyển phôi thành công
Tuyệt đối không nên ăn đồ cay nóng dễ gây táo bón, các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, ma túy, café… rất dễ làm biến đổi, tổn thương nhiễm sắc thể và các tế bào.
► Khắc phục tình trạng nhiễm trùng âm đạo:
+ Vợ chồng tuyệt đối không được quan hệ, vừa làm nhiễm trùng âm đạo vừa làm cho phôi thai bị tuột ra ngoài do chưa bám chắc.
+ Hạn chế đi lại, tắm rửa bằng nước lạnh.
+ Sau chuyển phôi mẹ thường bị ra máu âm đạo nhưng không nên dùng bỉm hay băng vệ sinh mà nên thường xuyên thay quần trong để tránh làm nhiễm trùng âm đạo.
► Ổn định và tăng sinh nội tiết tố nữ.
Nội tiết tố estrogen và progesterone chỉ sản sinh ở phụ nữ khi mang thai. Nó giúp làm dày lớp niêm mạc thành tử cung, bảo vệ phôi thai phát triển. Do đó việc rối loạn nội tiết tố, đặc biệt ở phụ nữ tiến hành chuyển phôi từ 35 tuổi trở lên thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp, hậu quả làm cho phôi thai bị tuột ra ngoài sau 20 ngày.
Để ổn định nội tiết tố ngoài việc bổ sung dinh dưỡng cần thiết. Ngoài ra, An Bình cũng khuyên chị em nên bổ sung nước sắc từ củ gai tươi để duy trì và sản sinh nội tiết tố, bảo vệ sự phát triển của phôi thai sau khi chuyển phôi thành công.
Hi vọng những thông tin thảo dược An Bình cung cấp trên đây đã phần nào giúp chị em giảm bớt lo lắng và có phương án chăm sóc cơ thể tốt nhất sau chuyển phôi 20 ngày để thai nhi phát triển. Chúc các mẹ mang thai khỏe mạnh nhé!